SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024

10/30/2024 10:11:58 AM

SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2024 với các kết quả khả quan như tăng trưởng doanh số và lợi nhuận so với quý trước, nhờ sự phục hồi của các nền kinh tế Việt Nam và Indonesia. SCG cũng nỗ lực thúc đẩy khả năng linh hoạt của doanh nghiệp nhằm vượt qua các thách thức như tốc độ phục hồi chậm của nền kinh tế nội địa tại Thái Lan hay các xung đột địa chính trị.

Tập đoàn còn đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu thay thế để giảm chi phí năng lượng, tập trung vào quản lý chi phí, tập trung vào các ngành kinh doanh có tiềm năng cao, tận dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để tăng hiệu suất sản xuất và cung cấp các giải pháp tiên tiến cho khách hàng tại khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm Xi măng carbon thấp đang được giới thiệu ra thị trường toàn cầu và Dự án Tổ hợp Hoá dầu Miền nam Việt Nam (LSP) sẽ tiếp tục hoạt động thử nghiệm vào tháng 9 năm nay.

Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu của Tập đoàn đạt 174,051 nghìn tỷ đồng (tương đương 6,976 tỷ USD), gần bằng doanh thu của năm trước. Cơ cấu doanh thu bao gồm 39% từ ngành Hoá dầu (SCG Chemicals), 27% từ ngành Bao bì (SCGP), 16% từ ngành Xi măng SCG và Giải pháp Xanh (SCG Cement and Green Solutions), 13% từ SCG Smart Living & ngành Phân phối và Bán lẻ SCG (SCG Distribution and Retail) và 5% từ SCG Decor.

Giải pháp chiến lược của SCG nhằm thúc đẩy tính linh hoạt trong chiến lược kinh doanh và vận hành.

Trong nửa đầu năm 2024, bộ phận Phát triển sản phẩm mới (New Products Development - NPD) đạt doanh số 26,674 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,069 tỷ USD), chiếm 20% tổng doanh số tập đoàn. Các Sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cao (High-Value Added Products & Services - HVA) ghi nhận doanh số 53,111 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,129 tỷ USD), chiếm 39% tổng doanh số, trong khi các sản phẩm SCG Green Choice thân thiện với môi trường, ghi nhận doanh số 93,846 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,761 tỷ USD), chiếm 54% tổng doanh số.

Doanh thu của SCG từ các hoạt động bên ngoài Thái Lan, kết hợp với doanh số xuất khẩu từ Thái Lan trong nửa đầu năm 2024, đạt 76,778 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,077 tỷ USD), chiếm 44% tổng doanh thu bán hàng.

Trong nửa cuối năm 2024, mặc dù bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều thách thức, nhưng SCG đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó một cách linh hoạt và ổn định. Tập đoàn nắm giữ tổng cộng 54,4 nghìn tỷ đồng (tương đương 2.180 tỷ USD) tiền mặt, cùng với các giải pháp sáng tạo đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng.

Các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xi măng và xây dựng đang có lợi thế nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam và Indonesia. Sức mua đang cải thiện, được thúc đẩy bởi các sáng kiến ​​của Chính phủ Indonesia nhằm đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và thành lập thủ đô mới - Nusantara. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đang tăng cường Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI). Ngược lại, sự phục hồi của Thái Lan vẫn còn chậm do nhu cầu giảm theo mùa và việc phân bổ ngân sách của chính phủ bị chậm trễ.

Gần đây, SCG tại Việt Nam đã tung ra loại xi măng carbon thấp đầu tiên - SCG Low Carbon Super Cement. Tại Thái Lan, nhờ các dự án xây dựng của Chính phủ ngày càng tăng, thị trường tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ sử dụng xi măng carbon thấp thay thế xi măng thông thường cao hơn 86%. Ngoài ra, SCG còn giới thiệu nhiều mẫu xi măng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như thương hiệu “5 STAR” tại Campuchia, “BEZT” tại Indonesia, “ADAMAX” tại Việt Nam và “Rad” tại Thái Lan.

SCG Decor (SCGD) đang thúc đẩy kế hoạch tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2030, bắt đầu bằng việc sản xuất sản phẩm sàn nhựa giả gỗ SPC LT tại nhà máy COTTO, với công suất lên đến 1,8 triệu mét vuông mỗi năm, đặt mục tiêu đạt doanh thu 500 triệu baht (13,9 triệu USD). Bên cạnh đó, ba dự án trọng điểm về gạch sứ tráng men có độ bền và giá trị gia tăng cao tại Việt Nam và Thái Lan hiện đang trong quá trình phát triển, dự kiến sẽ thương mại hóa trong năm nay.

Gần đây, SCGC đã hợp tác với Dow để phát triển một doanh nghiệp tái chế nhựa trên toàn bộ chuỗi giá trị đầu tiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu của dự án là phát triển công nghệ tái chế nhằm chuyển đổi hơn 200.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm ở Đông Nam Á thành các sản phẩm tuần hoàn có giá trị vào năm 2030.

Tại Việt Nam, Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (LSP) sẽ tái khởi động hoạt động của cả hệ thống thượng nguồn và hạ nguồn trong tháng 8 và dự kiến đi vào hoạt động thương mại từ tháng 10 năm 2024. Dự kiến, doanh thu từ dự án sẽ đạt mức 15 nghìn tỷ đồng (600 triệu USD) vào năm 2024 và khoảng 38 nghìn tỷ đồng (1,5 tỷ USD) vào năm 2025. Tuy nhiên, trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng dư thừa nguồn cung, đây sẽ là mục tiêu nhiều thách thức cho dự án. Bên cạnh đó, là dự án có vốn đầu tư lớn, LSP cũng chịu các khoản chi phí thường niên như phí khấu hao và lãi suất.

Đối với hoạt động của SCG tại Đông Nam Á (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng trong nửa đầu năm 2024 ghi nhận mức tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, đạt 33,007 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,323 tỷ USD). Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi điều kiện thị trường cải thiện trong khu vực, đặc biệt là tại Việt Nam. Doanh thu từ hoạt động tại Đông Nam Á đã đóng góp 19% vào tổng doanh thu bán hàng của SCG, bao gồm doanh thu từ cả hoạt động địa phương ở mỗi thị trường Đông Nam Á và nhập khẩu từ Thái Lan.

Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2024, tổng tài sản của SCG đạt 655,717 nghìn tỷ đồng (tương đương 25,767 tỷ USD). Trong đó, tổng tài sản của SCG tại Đông Nam Á (không bao gồm Thái Lan) là 300,120 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,794 tỷ USD), chiếm 46% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

Tại Việt Nam, báo cáo doanh thu bán hàng trong nửa đầu năm 2024 đạt 16,362 nghìn tỷ đồng (tương đương 656 triệu USD), ghi nhận mức tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này chủ yếu do sự tăng trưởng doanh thu bán hàng từ Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP).

SCG tại Việt Nam cũng đang đẩy mạnh các khoản đầu tư bền vững để thúc đẩy phục hồi kinh tế trong nước và toàn cầu. Dự án trọng điểm - Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (LSP) sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào quý 3 năm nay để cung cấp hạt nhựa cho thị trường trong nước và hỗ trợ các ngành liên quan. Những loại nhựa này có thể được chuyển đổi thành các sản phẩm thiết yếu, như bao bì nhựa, phụ tùng ô tô và đồ điện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để phục vụ thị trường miền Bắc, Công ty Cổ phần Nhựa Duy Tân, thành viên của SCGP đã khai trương cửa hàng flagship tại khu vực miền Bắc quận Long Biên, Hà Nội. Cửa hàng là khoản đầu tư lớn nhất của SCG tại Việt Nam sau TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Các bài viết khác